Theo số liệu thống kê, đầu năm có 2.000 doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng hoạt động, tăng 138% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp giải thể là 149, giảm 97,4% so với cùng kỳ.

Ngược lại, trong tháng đầu năm 2024, toàn quốc có 342 doanh nghiệp bất động sản mới thành lập, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động là 645, tăng 129,3% so với cùng kỳ.

Trong năm 2023, doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn khi số lượng doanh nghiệp mới chỉ đạt 4.725 doanh nghiệp, giảm hơn 45% so với năm 2022. Số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh lần lượt là 1.286 (tăng 7,7%) và 3.705 (tăng 47,4%).

Tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp BĐS vẫn diễn ra, không chỉ ở doanh nghiệp nhỏ mà còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt động

Luật được Quốc hội thông qua được xem là bước tiến quan trọng về chính sách, có tác động tích cực đối với thị trường, chủ đầu tư và khách hàng.

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong tháng đầu năm, vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh do có dự án mới với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD và mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội.

Trong năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản chỉ đứng ở vị trí thứ 2 về thu hút nguồn vốn ngoại với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 4,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong 11 tháng của năm 2023, dòng vốn ngoại tiếp tục tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vào tháng cuối cùng của năm (tháng 12), dòng vốn này tăng trưởng đột biến, “cứu thua” cho ngành bất động sản trong cả năm.

Xem thêm:

Gần 1.300 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2023

Để lại một bình luận